21/6/12

Chuyện kể của một “mỹ nam”

(SN-MS) - Miệng lưỡi người đời gọi chúng tôi với đủ các cái tên. Nào là cave nam, mại dâm nam, trai bao, phi công trẻ. Có người còn miệt thị hơn, gọi chúng tôi là "cave đực". Nhưng tôi tự nhận tôi cũng chỉ là một "công nhân" trong lĩnh vực tình dục.


(Ảnh minh họa)

Không hiểu sao ba lần đến quán cà phê "Phố nhỏ" tôi đều gặp anh ngồi một mình. Hôm thì thấy anh cắm cúi xem một quyển tạp chí của nước ngoài có nhiều hình ảnh những cô gái gợi cảm. Hôm anh lại chăm chú vào màn hình của chiếc Iphone. Trên bàn là cốc nước cam mới vơi đi một phần ba. Thoạt nhìn, tưởng anh mới du học ở nước ngoài về, chưa đi làm, nên thảnh thơi ngồi nhớ lại "thời vàng son" ở bên đó. Sau này tôi mới biết anh ngồi vậy thôi, nhưng có điện thoại là anh "lên đường".

Hôm ấy trời mưa to, ngoài phố nhiều nơi ngập lụt, nên tôi không thể ra về. Cho đến giờ tôi vẫn phải cảm ơn hôm trời mưa ấy, bởi nó đã giữ chân tôi lại quán khá lâu và tôi được nói chuyện với anh, được nghe anh giãi bày tâm sự về cuộc sống của mình.

Miệng lưỡi người đời gọi chúng tôi với đủ các cái tên. Nào là cave nam, mại dâm nam, trai bao, phi công trẻ. Có người còn miệt thị hơn, gọi chúng tôi là "cave đực". Nhưng tôi tự nhận tôi cũng chỉ là một "công nhân" trong lĩnh vực tình dục. Có lần đọc trên một tờ báo nước ngoài, thấy người ta gọi những người làm công việc như chúng tôi là "sex worker", tức là "công nhân tình dục", cũng đúng thôi.

Tôi vào nghề thật tình cờ. Một hôm bạn bè rủ đi sàn nhảy, tôi đang buồn vì thất nghiệp nên cũng đi theo cho vui. Tại đây tôi gặp một chị lớn hơn tôi mười tuổi. Chị nhờ tôi dìu chị "đi vài đường cơ bản". Lúc giải lao, chị gọi rượu cho tôi uống gọi là để "tỏ lòng biết ơn thầy". Rồi chị nhờ tôi đưa chị về nhà. Chị là người phụ nữ thành đạt trong công việc, nhưng lại lận đận đường tình duyên. Chồng chị là một gã đàn ông vô tích sự, không kiếm ra tiền lại còn mắc bệnh sĩ. Cờ bạc, hút hít, gái gú, lão đều ham mê. Không chịu nổi, chị chia tay chồng và mang trong lòng căn bệnh căm thù đàn ông. Chị hứa với mình sẽ không bao giờ lấy chồng nữa. Nói thì nói vậy, nhưng chị vẫn là con người, vẫn có những lúc khao khát vòng tay rắn rỏi của một đấng nam nhi. Do men rượu làm tình thần phấn chấn, do đang tuổi hai lăm sung sức, lại chưa nếm mùi đời, tối hôm ấy tôi đã ở lại với chị. Buổi "phục vụ" đầu tiên ấy tôi được trả công hậu hình, ngang với một tháng lương làm việc trước đây của tôi.

Những ngày sau đó, tôi thường xuyên được chị gọi đến để "tâm sự". Sau đó tôi còn được chị giới thiệu "khách", chủ yếu là những người quen của chị. Những mặc cảm xấu hổ ban đầu đã dần dần xua tan, khi tôi càng ngày càng có nhiều tiền hơn. Tôi ăn mặc chải chuốt, giữ gìn sức khoẻ, mông má lại dung nhan, sắm di động, mua xe mới. Tôi còn được một vài anh bạn "đồng nghiệp" dạy dỗ thêm các "kĩ năng nghề nghiệp”. Họ chỉ cho tôi đến các quán cà phê sang trọng để đợi khách.

Khách hàng của chúng tôi chủ yếu là chị em phụ nữ thuộc diện "thừa tiền, thiếu tình". Họ có thể là vợ của những ông chồng thành đạt, lắm tiền, nhưng suốt ngày bận rộn liên hoan, tiệc tùng, mát - xa, em út. Nhưng các ông chồng lại quên "sân nhà". Vì bức xúc, các bà vợ đã tìm đến chúng tôi như một sự "bú đắp thiếu hụt", cũng có thể như một sự "trả thù rửa hận". Họ cũng có thể là những bà vợ "đảm đang, đoan chính", nhưng có chồng đi xa. Có thể họ là những góa phụ, những chị "hồi xuân". Nói chung chuyện tình cảm cũng là một nhu cầu cần được giải toả, nhất là khi người ta không bận rộn với những miếng ăn hàng ngay nữa!

Phụ nữ làm nghề này còn bị coi thường, khinh rẻ, huống chi chúng tôi. Gia đình, bạn bè không ai biết công việc chính xác của tôi. Tôi phải đội lốt trong nhiều vỏ bọc khác nhau. Khi thì là sinh viên nghèo, muốn có tiền ăn học. Khi thì đóng vai anh chàng thất tình, mới bị người yêu "đá". Tiền kiếm được nhiều, nhưng cũng phải tiêu pha lắm. Các bạn "đồng nghiệp nữ" phải mua sắm phấn son, vay vóc thì chúng tôi cũng phải chi phí cho tập thể hình để giữ sức khoẻ, dung nhan. Đó là chưa nói đến những anh bạn đồng nghiệp "rẻ tiền", đứng trà trộn trong các chợ lao động hoặc làm nghề này theo tính chất "cơ hội", gặp khách thì đi, không thì lại làm việc của mình...

Đã không ít lần tôi bị tai nạn nghề nghiệp. "Có lần tôi phục vụ một quý bà quá tốt, khiến bà ấy muốn "kết lâu dài", sử dụng mọi biện pháp để "bao vây". Tôi có người yêu, bà ấy ghen và phá, phải năn nỉ mãi bà ấy mới tha. Có lần tôi bị người chồng của "khách hàng" bắt được, chút nữa thì xảy ra án mạng. Năm ngoái tôi đã bị một "khách hàng" đổ bệnh cho, bởi những khách hàng nữ cũng không chung thủy với một "bạn tình”, nên nguy cơ mắc bệnh là rất lớn.

Tuy kiếm được tiền, nhưng tôi vẫn cảm thấy mình là người không được tôn trọng. Những khách hàng yêu thích tôi thật đấy, song tôi biết họ cũng chỉ coi tôi như một thứ "công cụ giải khuây". Sau những giờ phút "tạm vui vẻ" với khách hàng, tôi lại rơi vào tâm trạng cô đơn, trống trải, mặc cảm tội lỗi, xấu xa, dày vò. Tôi cũng là con người, vì "cuộc sống" mà phải làm công việc này chứ tôi đâu phải là người không biết xấu đẹp, phải trái. Tôi chưa dám tự hào về cái nghề này của mình.

Xin các bạn đừng hỏi tôi "bao giờ giải nghệ?", tôi xin phép không trả lời câu hỏi này. Mà tôi có bỏ thì cũng có những người khác vào nghề, bởi ở đời, có cầu là có cung!

Khi biết tôi là nhà báo nghiệp dư, anh bạn "công nhân" không những không ngại, mà còn bảo: "Chị thích thì cứ viết bài, đăng báo phụ nữ thì càng tốt, chỉ có điều đừng đưa tên thật và đừng nói rõ tên quán cà phê này".
Giữ lời hứa với anh, tôi đổi tên quán cà phê nơi tôi và anh gặp nhau hôm trời mưa ấy là quán "Phố nhỏ". Trời vẫn mưa, tôi thì chưa về được, nhưng anh thì vội vàng ra cửa sau khi đã xem xong một tin nhắn. Một chiếc xe sang trọng hè mở cửa, anh vội chui tọt vào trong đó, rồi xe phóng đi trong mưa. Tôi đoán là anh vừa có khách gọi...
Theo An ninh Thủ đô/Đời Sống Gia Đình

Chuyện kể của một “mỹ nam” Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Cộng đồng Lịch sử Việt Nam

0 nhận xét:

Đăng nhận xét