(SN-MS)- Đúng 8 giờ ngày 25-2, Công ty Quản lý và Sửa chữa cầu đường 715 thuộc Tổng công ty Đầu tư phát triển và quản lý dự án hạ tầng giao thông Cửu Long (CIPM) chính thức đóng barie thu phí các phương tiện lưu thông trên tuyến đường cao tốc TPHCM - Trung Lương. Theo ghi nhận của PV, thao tác nhấn nút lấy thẻ của nhiều tài xế còn nhiều bỡ ngỡ, hệ thống thu phí còn trục trặc.
Nhân viên thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương tại trạm Chợ Đệm trao thẻ từ cho tài xế thay vì tài xế tự nhận. Ảnh: KIM NGÂN |
- Cập rập lấy thẻ
Tại trạm thu phí Chợ Đệm (TPHCM) phía đầu vào có 4 làn xe, trong đó 1 làn dành cho ô tô quá tải, quá khổ. Tuy nhiên, một máy phát thẻ tự động ở làn thứ nhất bị trục trặc chưa hoạt động được. Thấy xe dồn nhiều, nhân viên mở luôn làn xe quá khổ, quá tải để xe lưu thông. Bên cạnh đó, có rất đông lực lượng thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông và nhân viên trạm thu phí ra các làn đường để điều tiết và hướng dẫn lái xe khi vào trạm phải tự nhấn nút lấy thẻ.
Trong ngày thu phí đầu tiên, các thiết bị tại một số trạm gặp sự cố, chủ yếu là ở thiết bị bấm lấy thẻ. Cụ thể tại làn vào số 4, thiết bị phát thẻ bị trục trặc không phát thẻ được, nhân viên kỹ thuật đã phải tháo máy ra để khắc phục.
Tại trạm trả tiền, nhiều người bỡ ngỡ khi thấy nhân viên thu phí lấy thẻ và thông báo giá tiền. Nhiều tài xế cho biết, họ chưa nghe thông tin về thu phí theo kiểu này, cứ tưởng thu phí theo kiểu xưa nay. Thao tác đọc thẻ, tính tiền diễn ra chậm hơn so với trạm vào. Nguyên nhân do việc nhận tiền, trả lại tiền trong giai đoạn đầu còn nhiều lúng túng vì nhiều tài xế thắc mắc giá quá cao, thậm chí có người còn trả giá!
Tại trạm trả tiền, nhiều người bỡ ngỡ khi thấy nhân viên thu phí lấy thẻ và thông báo giá tiền. Nhiều tài xế cho biết, họ chưa nghe thông tin về thu phí theo kiểu này, cứ tưởng thu phí theo kiểu xưa nay. Thao tác đọc thẻ, tính tiền diễn ra chậm hơn so với trạm vào. Nguyên nhân do việc nhận tiền, trả lại tiền trong giai đoạn đầu còn nhiều lúng túng vì nhiều tài xế thắc mắc giá quá cao, thậm chí có người còn trả giá!
Nhiều thẻ không nhận dạng biển số xe nên không thể xác định được trọng tải, vì thế nhân viên thu phí phải nhập thủ công gây mất nhiều thời gian. Có lúc máy tính ở các cabin tính tiền, in phiếu thanh toán bị trục trặc, tài xế phải chờ khá lâu.
- Vắng bóng xe tải
Theo ghi nhận, vào sáng sớm cùng ngày có nhiều ô tô tải chuyển hướng lưu thông trên quốc lộ 1A. Mật độ phương tiện trên quốc lộ này tăng đột biến so với những ngày trước. Thông thường tại nút giao đường Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 1A, xe tải đều rẽ về hướng đường cao tốc. Tuy nhiên, đúng vào giờ thu phí, hầu như xe tải, xe container đều lưu thông theo quốc lộ 1A về miền Tây thay vì đi theo hướng cao tốc như trước đó.
Giới tài xế cho rằng, thà đi lâu và xa hơn chút nhưng đỡ tốn 640.000 hai chiều đi và về. Với một đoạn 40km mà thu 320.000 đồng là quá cao. Nhiều xe khách (nhất là xe tư nhân) chạy tuyến TPHCM đi các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, An Giang… chuyển sang chạy quốc lộ 1A. Anh Nguyễn Đăng ở Tân An tỉnh Long An cho biết, khoảng 8 giờ 30 tại khu vực cầu Tân An xe ùn ứ, chủ yếu xe tải và container. Tại khu vực chợ Bình Chánh, lượng xe tăng lên nhiều so với ngày thường.
Ông Võ Thanh Liêm ở gần cầu vượt Nguyễn Văn Linh - quốc lộ 1A, tuyến đường rẽ vào đường cao tốc cho biết, cả ngày qua kể từ giờ thu phí, hầu hết xe tải, xe container về miền Tây chạy tuyến quốc lộ rất ít xe vào đường cao tốc. Sắp tới chắc chắn từ đây (đoạn quốc lộ 1A) đến khu vực đường Võ Văn Kiệt sẽ kẹt xe.
CSGT phải điều tiết để xe qua trạm thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương thông suốt. Ảnh: KIM NGÂN |
Chúng tôi trực tiếp quan sát suốt buổi sáng trên tuyến cao tốc, lâu lâu mới thấy một xe tải lưu thông. Ở hướng ngược lại từ Tiền Giang, Long An, lượng xe tải theo đường cao tốc về TPHCM sau 8 giờ cũng giảm hẳn. Theo thống kê, trước thời điểm thu phí, lượng xe lưu thông trên đường cao tốc TPHCM - Trung Lương khoảng 35.000 xe/ngày đêm. Trong đó, lượng xe tải trọng lớn chiếm 20%, tức khoảng 700 xe.
Ông Lại Văn Ba, Đội trưởng Đội CSGT Bình Chánh TPHCM cho biết, trong buổi sáng tính từ lúc thu phí lượng xe trên tuyến quốc lộ 1A tăng gấp 2 lần, tuy nhiên vào buổi chiều tối lượng xe tăng lên gấp 4 - 5 lần so với ngày thường.
Đúng như dự đoán, mức phí đường cao tốc quá cao nên xe tải dồn vào lưu thông tuyến quốc lộ 1A. Ông Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý dự án Cửu Long cho biết: “Chúng tôi đang chờ xem lưu lượng xe trên đường cao tốc sau vài ngày thu phí như thế nào. Nếu lượng xe giảm mạnh thì sẽ xúc tiến xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A. Việc đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A nhằm điều tiết giao thông trên tuyến đường này. Việc thu phí này đã được các cơ quan thẩm quyền trung ương phê duyệt căn cứ vào đặc thù của tuyến đường cao tốc có quốc lộ 1A từ TPHCM về các tỉnh miền Tây chạy song song”.
Giới tài xế đang lo ngại, trong đề án thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương có tính đến việc xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A và đã được Chính phủ chấp thuận. Vị trí xây dựng trạm thu phí này giáp ranh giữa tỉnh Long An và Tiền Giang. Như vậy là ép họ để tận thu. Tuy nhiên, thời điểm triển khai xây dựng trạm thu phí này vẫn chưa được xác định.
Ông Lại Văn Ba, Đội trưởng Đội CSGT Bình Chánh TPHCM cho biết, trong buổi sáng tính từ lúc thu phí lượng xe trên tuyến quốc lộ 1A tăng gấp 2 lần, tuy nhiên vào buổi chiều tối lượng xe tăng lên gấp 4 - 5 lần so với ngày thường.
Đúng như dự đoán, mức phí đường cao tốc quá cao nên xe tải dồn vào lưu thông tuyến quốc lộ 1A. Ông Dương Tuấn Minh, Tổng Giám đốc Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và quản lý dự án Cửu Long cho biết: “Chúng tôi đang chờ xem lưu lượng xe trên đường cao tốc sau vài ngày thu phí như thế nào. Nếu lượng xe giảm mạnh thì sẽ xúc tiến xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A. Việc đặt thêm trạm thu phí trên quốc lộ 1A nhằm điều tiết giao thông trên tuyến đường này. Việc thu phí này đã được các cơ quan thẩm quyền trung ương phê duyệt căn cứ vào đặc thù của tuyến đường cao tốc có quốc lộ 1A từ TPHCM về các tỉnh miền Tây chạy song song”.
Giới tài xế đang lo ngại, trong đề án thu phí đường cao tốc TPHCM – Trung Lương có tính đến việc xây trạm thu phí trên quốc lộ 1A và đã được Chính phủ chấp thuận. Vị trí xây dựng trạm thu phí này giáp ranh giữa tỉnh Long An và Tiền Giang. Như vậy là ép họ để tận thu. Tuy nhiên, thời điểm triển khai xây dựng trạm thu phí này vẫn chưa được xác định.
Ông Lê Chí Công, Trạm trưởng Trạm thu phí đường cao tốc TPHCM - Trung Lương cho biết: Theo kế hoạch mỗi ca trực 12 tiếng có 15 nhân viên thu phí trực tại 12 làn ra, vào tại trạm Chợ Đệm. Hệ thống thu phí tự động nếu vận hành liên tục trên 20 tiếng đồng hồ sẽ bị trục trặc. Hiện Công ty CP Công nghệ Tiên Phong (đơn vị cung cấp hệ thống thu phí tự động) đang theo dõi và khắc phục những sự cố này. |
QUỐC HÙNG - THÁI BÌNH (sggp.org.vn)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét